Dịch Giả: Đời Dao Tần, Ngài Tam Tạng Pháp sư Cưu Ma La Thập dịch.

Chanh van phan 1

Dao Tần chỉ là thời điểm. Dao Tần, Phù Tần không giống với Dinh Tần. Dinh tần là thời đại Tần Thủy Hoàng, Phù Tần là thời của Phù Kiên, Dao Tần là thời của Dao Hưng. Vào thời Phù Tần, có vị quan Khâm Thiên Giám nói với Phù Kiên rằng: "Hiện tại nên có một người đầy đủ trí huệ đến trong nước để giúp đỡ việc chính trị." Phù Kiên nói: "Nếu kể về bậc đại trí, phải cỡ như Ngài Cưu Ma La Thập."

Lúc bấy giờ ở Ấn Độ người ta đều sùng bái Ngài La Thập, vì Ngài là người có trí huệ phi thường.

Tại sao Ngài La Thập có trí tuệ? - Cưu Ma La Viêm, cha Ngài Cưu Ma La Thập là con của vị Thừa tướng. Đúng ra ông phải kế thừa chức vị Thừa tướng của cha, nhưng ông lại không thích, mà đi đến nơi khác để học đạo. Lúc bấy giờ tu hành không nhứt định phải là xuất gia hay tại gia. Khi ông đến nước Quy Tư, em gái của vua nước này nhìn thấy ông, đem lòng thương, rồi nói việc này với anh mình. Vua bèn đem em gái gả cho Cưu Ma La Viêm. Sau đó Cưu Ma La Thập ra đời. Khi Cưu Ma La Thập còn trong thai mẹ, cũng giống như Ngài Xá Lợi Phất giúp mẹ biện luận thắng hơn mọi người. Bấy giờ có một vị A-la-hán nói: "Đứa bé trong thai bà này nhất định là một người đại trí huệ."

Lúc Ngài La Thập lên bảy tuổi, có một lần theo mẹ lên chùa lễ Phật, Ngài đã lấy tay nâng lư hương nặng bằng đồng lên khỏi đầu một cách dễ dàng nhưng rồi lại nghĩ: "Một đứa bé như ta làm sao dở nổi một vật nặng như thế?" Vừa nghĩ tới đó thì cái lư hương liền rơi xuống đất. Từ đó Ngài được khai ngộ về lý: "Tất cả duy tâm tạo." Rồi Ngài theo mẹ xuất gia. Sự xuất gia của mẹ Ngài cũng có điều đặc biệt: Trước kia cha Ngài là người tu hành, nhưng vì đối với vợ có tình nghĩa thâm sâu nên không còn muốn tu hành nữa. Bấy giờ, chính bà lại muốn đi tu, ông ấy bèn cản ngăn. Bà mẹ La Thập bèn tuyệt thực, không ăn không uống liên tục đến ngày thứ sáu. Ông Cưu Ma La Viêm thấy sinh mạng bà như chỉ mành treo chuông, mới ưng thuận cho bà xuất gia và bảo bà ăn uống trở lại.

Bà nói: "Nhứt định phải mời Pháp sư đến xuống tóc cho tôi, tôi mới chịu ăn."

Bà xuất gia không bao lâu bèn chứng Thánh quả. Cưu Ma La Thập cũng xuất gia theo mẹ, một ngày tụng thuộc lòng rất nhiều kinh và kệ, hễ đọc rồi là không quên. Do đó, đương thời có rất nhiều triết gia ngoại đạo và các đại luận sư đến biện luận với ngài; ba mươi sáu thứ bàng môn, bảy mươi hai thứ Tả đạo đều bị ngài biện luận chiết phục cả. Cho nên ở „n Độ tiếng tăm La Thập Pháp Sư rất lớn, ai ai cũng đều bội phục ngài, cả đến Phù Kiên cũng nghẹ Lúc bấy giờ Phù Kiên bèn sai tướng Lữ Quang đem mấy vạn binh mã sang đánh nước Quy Tư, với mục đích rước Ngài La Thập về nước mình. Ngài La Thập bèn tâu với Vua nước Quy Tư rằng: "Trung Quốc đem binh đến, nhà vua không cần phải đánh với họ làm chị Họ có yêu cầu điều gì thì nhà vua cứ thoả mãn cho họ."

Nào ngờ Vua không chịu nghe theo, mà cùng với Lữ Quang giao chiến rồi bị thua trận, và bị Lữ Quang giết chết, Pháp sư La Thập cũng bị bắt đi.

Trên đường trở về nước, Lữ Quang chuẩn bị nghỉ qua đêm tại một dải đất thấp ở dưới chân núi. Pháp sư La Thập vì có Tha tâm thông, nên biết rằng đêm đó sẽ có mưa lớn bèn nói với Lữ Quang: "Không nên đóng quân ở đây, chỗ này rất nguy hiểm."

Lữ Quang không tin La Thập và nói: "Ông là nhà sư, đâu phải là nhà quân sự", rồi vẫn đóng quân tại địa phương đó. Ngay đêm hôm ấy, mưa lũ ào ào, nước trên núi đổ xuống như trút, năm vạn quân mã bị dìm chết quá nửa. Từ đó về sau Lữ Quang mới biết Pháp sư La Thập có trí huệ không thể nghĩ bàn."

Đội quân tiếp tục lên đường, nhưng vào lúc trong nước Phù Tần phát khởi chánh biến. Phù Kiên bị lật đổ, Dao Trành lên làm Hoàng đế. Lữ Quang đóng quân lại, không nghĩ đến việc trở về nữa. Dao Trành làm vua mấy năm rồi băng hà, con là Dao Hưng nối ngôi Hoàng đế, phái người đến thỉnh Pháp sư La Thập về Trung Quốc để phiên dịch Kinh điển. Bấy giờ có hơn tám trăm vị Tỳ-kheo tụ hội để trợ giúp việc phiên dịch.

Pháp sư La Thập trước khi viên tịch nói với mọi người rằng: "Trong đời tôi dịch được khá nhiều Kinh điển, cũng không biết là đúng hay sai? Nếu dịch đúng thì sau khi tôi viên tịch, dùng lửa trà-tỳ, đầu lưỡi sẽ còn nguyên vẹn. Nếu dịch không đúng, thì lửa cháy tiêu hết không còn gì." Nói xong thì viên tịch. Sau khi đem nhục thân Ngài trà-tỳ, quả nhiên đầu lưỡi vẫn còn nguyên vẹn, do như vậy chứng minh rằng những bản dịch của Pháp sư Cưu Ma La Thập là chính xác.

Lại còn một chứng minh nữa là: Đời Đường, ngài Đạo Tuyên Luật sư hỏi Tiên nhơn Lục Huyền Sát: "Tại sao Kinh điển của Pháp sư La Thập dịch ra ai nấy đều thích đọc như vậy?" Trả lời: Vì "Pháp sư La Thập đã phiên dịch cho bảy Đức Phật trong quá khứ."

Cho nên những Kinh điển do Pháp sư dịch ra rất là chính xác.

Tam Tạng là Kinh, Luật, Luận. Kinh tạng thuộc về Định học, Luật tạng thuộc về Giới học, Luận tạng thuộc về Huệ học. Kinh, Luật, Luận tức là Giới, Định, Huệ.

Pháp sư nghĩa là lấy pháp (Phật Pháp) làm thầy. Lại có nghĩa là đem pháp bố thí cho mọi người. Pháp sư có nhiều hạng. Pháp sư đọc tụng kinh điển, Pháp sư thọ trì kinh điển, Pháp sư biên soạn kinh điển và Pháp sư giảng kinh thuyết pháp.

Cưu Ma La Thập là tiếng Phạn, Trung Quốc dịch là Đồng Thọ, có nghĩa là đồng tử này về sau nhất định sẽ sống rất lâu (thọ). Lại nói: Đồng tử ấy dầu tuổi còn nhỏ, nhưng trí huệ, đức hạnh và biện tài đều rất cao siêu, sở dĩ tuổi nhỏ mà có đức lớn, có đức hạnh của người cao tuổi cho nên gọi là Đồng Thọ.

Biệt Giải Văn Nghĩa:

Mỗi bộ kinh có thể chia làm ba phần: Phần tựa, Phần chánh tông và phần lưu thông.

Phần tựa là trình bày ý nghĩa đại khái của bộ kinh. Phần chánh tông là giảng nói về sự việc, đạo lý chính đáng của bộ kinh. Phần lưu thông là hy vọng người sau theo đó mà thêm vào cho đầy đủ, và truyền bá rộng ra giống như là giòng nước chảy đến bất cứ chỗ nào.

Phần tựa giống như cái đầu người. Phần chánh tông ví như là thân thể của người, trong thân thể có ngũ tạng lục phủ. Phần lưu thông ví như là hai chân có thể đi đứng hành động.

Phần tựa còn gọi là Tựa trước kinh, vì nó ở phần trước hết của kinh. Còn gọi là Tựa sau kinh. Tại sao gọi là Tựa trước kinh mà còn gọi là Tựa sau kinh? Điều đó có mâu thuẫn không?

- Gọi là Tựa sau kinh, là vì khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giảng kinh, không có đoạn văn này. Sau đó, khi Tôn giả A Nan và Ca-Diếp kết tập Kinh tạng, thì thêm vào trước lời kinh, gọi là Tựa phát khởi, tức là nhân duyên phát khởi kinh. Còn gọi là Tựa chánh tín, do phần tựa này chứng minh rằng kinh văn là đáng tin cậy.

— trong phần Tựa có đủ sáu thứ thành tựu:

Tín thành tựu: Như thị
Văn thành tựu: Ngã văn
Thời thành tựu: Nhất thời
Chủ thành tựu: Phật
Xứ thành tựu: Vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Độc.
Chúng thành tựu: Một ngàn hai trăm năm mươi vị Tỳ-kheo tăng.

Kinh điển có sáu thứ thành tựu này mới có thể đáng tin cậy được.

Lời Kinh:

Như vậy tôi nghe, một thuở nọ, Phật ở nước Xá Vệ, vườn Kỳ thọ Cấp Cô Độc, cùng với đại Tỳ-kheo một ngàn hai trăm năm mươi vị.

Tại sao gọi là Như vậy? "Như vậy" là Tín thành tựu. Pháp đúng như vậy là pháp đáng tin. Pháp không đúng như vậy là pháp không đáng tin. Cho nên "Như vậy" là lời chỉ cho pháp. Chỉ là chỉ bày Phật pháp. "Như" là tịnh, "thị" là động. "Như" mới "thị", không "như" thì không "thị." Sao gọi là "thị"? Không có chẳng thị mới kêu là "thị", vì tuyệt đối không có phi. Sao gọi là "Như" ? -"Như" là vắng lặng không động. "Như" chính là Chơn không." "Thị" chính là Diệu hữu, cũng chính là diệu hữu không ngoài chơn không, chơn không cũng không ngoài diệu hữu, cho nên gọi là không hữu bất nhị, tức không tức hữu, phi không phi hữu. Thứ pháp này mới là đáng tin cậy. Như vậy tôi nghe (như thị ngã văn), bốn chữ này là bốn chữ mở đầu của các Kinh Phật, "Như" mới "thị" mới "như." Không "như" thì không "thị", không "thị" thì không "như", đạo lý này là như thế đó, cho nên pháp "như thị" là đáng tin.

"Tôi nghe" là Ngài A Nan chính tai nghe. Ngài A Nan chứng quả Thánh, đã vô ngã, tại sao còn nói tôi nghe? -Cái tôi này là cái tôi vô ngã, cho nên Ngài A Nan nói "tôi nghe." Nhân vì người đời đều có cái tôi, nên Ngài A Nan dù là vô ngã, nhưng cũng tùy theo thế tục mà nói ra đạo lý này. "Tôi nghe" là Văn thành tựu. Có nghe mới có tin. Không nghe thì làm sao tin được?

Bốn chữ "Như vậy tôi nghe" được căn cứ trên lời di huấn của Phật, khi Phật sắp nhập Niết-bàn : một ngày nọ, Phật nói với đại chúng: "Giữa đêm nay Như Lai sẽ nhập Niết-bàn."

Ngài A Nan nghe Phật sắp nhập Niết-bàn, bèn khóc lên, giống như trẻ thơ thiếu mẹ. A Nan vừa khóc vừa thưa: "Xin Phật đừng nhập Niết-bàn, xin Phật đừng bỏ chúng con."

Đầu óc của Ngài A Nan lúc đó đang bối rối, không còn tỉnh táo nữa, chỉ có khóc là hơn hết. Lúc đó có một người mù (Tôn giả A Na Luật), người mù này không giống với bao người mù khác; ông ta dù không có mắt (nhục nhãn) nhưng lại có thiên nhãn. Vì không có mắt thịt nên ông không cần phải ngó Đông ngó Tây, và không có chút vọng tưởng nào, tâm trí thanh tịnh. Ông hỏi Ngài A Nan: "Thưa Tôn giả, tại sao Ngài thương tâm khóc lóc quá đỗi như thế?"

Ngài A Nan đáp: "Đức Phật sắp nhập Niết-bàn mà Ngài bảo tôi không khóc sao được?"

Người mù nói: "Ngài khóc có ích gì đâu? Bây giờ còn có rất nhiều việc phải thưa hỏi Phật."

- Có việc gì nào? Phật sắp nhập Niết-bàn, còn có việc gì cần thiết nữa đâu?

- Có bốn việc rất quan trọng, nếu Ngài không hỏi rõ không biết sẽ phải làm sao!

- Việc thứ nhất là: Khi kiết tập Kinh tạng, ở đầu kinh phải bắt đầu bằng những chữ nào?

- Đúng thế! Việc đó rất quan trọng. May được ngài nhắc đến, nếu không tôi quên mất. Việc thứ hai, thưa Tôn giả?

- Khi Phật còn tại thế, chúng ta tôn Phật làm Thầy. Khi Phật nhập Niết-bàn, chúng ta sẽ tôn ai làm Thầy?

- Phải đấy. Khi Phật đã nhập Niết-bàn, chúng ta sẽ tìm ai làm thầy đây?

- Khi Phật còn tại thế, chúng ta nương Phật mà ở. Lúc Phật đã nhập Niết-bàn, chúng ta nương theo đâu mà ở? Đó là việc thứ ba.

- Còn việc thứ tư thưa Tôn giả?

- Khi Phật còn tại thế, nếu các Thầy Tỳ-kheo có tánh xấu (tức là những người không giữ quy củ, không hòa hợp với chúng, tánh tình ưa tranh giành hơn thua giống như A-tu-la), thì Phật có thể điều phục. Sau khi Phật nhập Niết-bàn, những Tỳ-kheo và những cư sĩ tánh xấu kia đều kiêu mạn, lấn hiếp người, nói rằng: "Các ông không bằng tôi, các ông không bằng tôi phát tâm. Như vậy phải làm sao?

Ngài A Nan nghe nói, biết là vấn đề này rất hệ trọng, phải thưa hỏi Phật, mới lật đật lau nước mắt, đến trước Phật thưa: "Bạch Thế Tôn, hiện con có bốn việc muốn thưa hỏi Thế Tôn, xin Phật từ bi chỉ dạy cho."

Phật đáp: "Được, có vấn đề gì cần hỏi, ta sẽ giải đáp cho."

Ngài A Nan thưa: "Những Kinh điển mà Phật nói ra rất nhiều, khi kiết tập Kinh tạng phải dùng chữ gì để ở đầu kinh?"

Phật nói: "Mười phương ba đời tất cả chư Phật trong quá khứ, hiện tại, vị lai đều dùng bốn chữ "Như vậy tôi nghe" để ở đầu kinh."

A Nan lại hỏi: "Khi Phật còn ở đời, chúng con nương theo Phật làm Thầy; Phật nhập Niết-bàn rồi chúng con nương theo ai làm Thầy? Có phải là nương theo Ngài Đại Ca Diếp không?"

Phật nói: "Không phải đâu! Ta nhập Niết-bàn rồi, các ông nên lấy Ba-la-đề-mộc-xoa (Giới) làm Thầy."

Cho nên người xuất gia phải thọ giới, đó là căn cứ theo lời dạy của Phật, khi Phật không còn ở đời phải lấy Giới làm Thầy.

A Nan lại hỏi: "Việc thứ ba là khi Phật còn ở đời, những Tỳ-kheo chúng con cùng Phật trụ một chỗ. Bây giờ Phật nhập Niết-bàn, những Tỳ-kheo như chúng con đây phải trụ vào đâu?"

Phật đáp: "Sau khi ta vào Niết-bàn, thì các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di phải trụ vào bốn Niệm xứ."

Bốn Niệm xứ là gì? Tức là niệm Thân, Thọ, Tâm, Pháp.

1. Quán thân bất tịnh: Nhìn thấy thân thể chính mình là không trong sạch thì không thể đối với người khác sanh tâm niệm luyến ái; vì không tâm ái nên không chấp trước. Không có chấp trước thì sẽ được tự do.

2. Quán thọ là khổ: Những cái mà mình tiếp thọ đều là khổ. Khổ thọ, Lạc thọ đều là nhân khổ.

3. Quán tâm vô thường: Niệm niệm đổi dời.

4. Quán pháp vô ngã

Ngài A Nan hỏi: "Việc thứ tư là gặp những Tỳ-kheo, cư sĩ và một số người có tính xấu ác, chúng con phải xử lý như thế nào?"

Phật đáp: "Điều đó rất dễ, các ông nên dùng phép Mặc Tẩn. Mặc là không nói chuyện với họ, Tẩn là không để ý đến họ nữa."

Điều này có nghĩa là khi gặp phải Tỳ-kheo có tánh xấu ác, thì nên dùng định lực chẳng để cho họ xoay chuyển.

Tại sao Phật bảo A Nan dùng bốn chữ như vậy tôi nghe để ở đầu kinh?

Việc này có bốn nguyên nhân:

1. Phân biệt với ngoại đạo: Những kinh luận của ngoại đạo mỗi khi bắt đầu đều dùng hai chữ "Có" hay "Không." Tiếng Phạn là A (Có), Ưu (Không). Họ chủ trương tất cả pháp vạn sự vạn vật đều không ngoài hai chữ này; không phải có tức là không, không phải không tức là có, cho nên dùng hai chữ "A, Ưu" để mở đầu. Hoặc nói là, trước kia không, bây giờ có. Đạo lý ấy cũng gần giống như la Chơn không diệu hữu, nhưng chưa được giải thích rõ ràng.

Kinh tạng Phật giáo thì dùng chữ như vậy (Như thị): Bốn chữ "Tôi nghe như vậy" dùng để phân biệt với kinh luận ngoại đạo.

2. Dứt các nghi: Đức Phật biết rằng sau khi Ngài nhập Niết-bàn, đại chúng kiết tập Tam tạng thấy A Nan thăng tòa thuyết pháp liền khởi ra ba điều nghi: 1) Họ cho A Nan là Phật Thích Ca là Phật sống lại, 2) Có người cho là Đức Phật ở phương khác đến thuyết pháp chứ chẳng phải là Phật Thích Ca Mâu Ni. 3) Cũng có người cho là A Nan thành Phật rồi. Vì những điều nghi này nên Phật bảo A Nan để bốn chữ "Như vậy tôi nghe" ở phần đầu kinh.

Do đó Mọi người đều biết rằng thực ra A Nan không phải là Đức Phật Thích Ca, cũng không phải là Phật ở phương khác đến, cũng không phải là Ngài A Nan thành Phật, mà nguyên lai pháp này, chính Ngài A Nan đích thân nghe Phật Thích Ca nói ra. Đó gọi là dứt các điều nghi cho mọi người.

3. Dứt tranh cãi: Ngài A Nan tuổi nhỏ nhất trong đại chúng Tỳ-kheo. Khi Phật thành đạo, A Nan mới ra đời. Khi Phật nhập Niết-bàn, A Nan mới bốn mươi chín tuổi. Những Tỳ-kheo khác so với A Nan đều lớn tuổi cả; luận về tuổi tác thì Ngài Ca Diếp lớn tuổi nhất. Các vị khác như Mục Kiền Liên Tôn giả, Xá Lợi Phất Tôn giả tuổi tác đều lớn hơn A Nan nhiều. Luận về đạo đức, học vấn, trí huệ, những vị Tỳ-kheo kia cũng có vị cao hơn A Nan. Tại sao lại chọn Ngài A Nan đọc lại Kinh điển trong thời kiết tập Kinh Tạng? - Trong các vị Tỳ-kheo già có, trung niên có, mà Ngài A Nan là tuổi nhỏ nhứt. Nếu nói rằng Kinh điển là do Ngài A Nan nói lên thì những người kia sẽ không tin và đều muốn tranh giành hơn thua với ông. Có vị sẽ nói: "Tôi nghe Kinh điển nhiều hơn ông, đáng lẽ tôi phải nói lại chớ." Có vị sẽ nói: "Tôi cũng là đệ tử Phật, những pháp do Phật nói ra tôi đều ghi nhớ trong lòng, đáng lẽ tôi phải nói lại chớ." Tới chừng nghe Ngài A Nan nói: "Như vậy tôi nghe", đó có nghĩa là "A Nan tôi đích thân nghe Phật nói." Thì có thể dứt được tranh cãi.

4. Tuân lời dặn dò: Tuân theo lời phó chúc của Phật.

Ngài A Nan đem bốn việc hỏi Phật, hai việc trước đã nói ở trên rồi, bây giờ xin nói việc thứ ba. Việc thứ ba là nương theo bốn niệm xứ mà trụ. Bốn niệm xứ là: Thân xứ, Thọ xứ, Tâm xứ, Pháp xứ.

1. Quán thân bất tịnh: Chúng ta có thân này, chúng ta đối với thân thể rất là quý trọng phi thường, cho nó là thiệt có. Cho nên ích kỷ cũng từ thân này mà sanh, tự lợi cũng do thân thể này mà có. Nếu không có thân này thì cũng không có ích kỷ và tự lợi nữa.

Tại sao có ích kỷ, tự lợi? - Tại vì không hiểu rõ thân thể này, cho nó là chơn thiệt không hư dối. Cho nên tạo tội ra cũng vì nó, gây ác cũng vì nó. Đối với thân này nhìn không rõ, buông không ra, tìm cho nó thức ăn ngon, nhà sang, xe đẹp. Đó là do chấp trước không buông bỏ được, vì thế mà cả ngày từ sáng tới tối phải bận rộn với thân. Một mai thân này phải chết đi, còn không hiểu rõ, lại nói: "Thân của tôi phải chết à? Sao không chịu giúp giùm tôi?" Chừng đó mới biết thân này không phải là thiệt, nhưng đã muộn rồi, ăn năn không còn kịp nữa.

Như vậy thân này có phải là thiệt không? Người ngu nhìn thấy nó là thiệt, không giả dối chút nào. Nhưng người có trí huệ thì biết rõ thân này là do bốn đại: đất, nước, gió, lửa giả hợp nên. Thân thể này không phải là hoàn toàn thật. Vậy chứ hoàn toàn thật kia là gì? Cái hoàn toàn thật đó chính là Tự tánh. Tự tánh của chúng ta sáng suốt khắp cùng, đầy đủ vô ngại, cùng hư không khắp pháp giới, không ở chỗ nào mà chỗ nào cũng khắp. Thân thể của chúng ta chỉ là chỗ ở tạm thời của Tự tánh, khác nào một quán trọ. Thân thể chính là quán trọ ấy. Nhưng lữ khách ở quán trọ kia, nếu cho quán trọ là chính mình thì thật là quá lầm lạc. Nếu mình có thể xem thân thể là quán trọ mà cốt tìm đến ông chủ, thế là có thể biết được chính mình đấy. Thân thể của chúng ta đây từ trước đến nay vốn không sạch sẽ, bởi do tinh cha huyết mẹ hợp thành. Nó từ nhỏ không biết gì, rồi lớn dần lên, sanh ra các thứ tâm: Tham, sân, si, kiêu mạn, nghi ngờ, tạo ra vô số nghiệp: Sát sanh, trộm cắp, dâm dật, dối láo, rượu chè. Thân thể này có hoàn toàn quý báu chăng? Không phải thế! Phải thật là thanh tịnh không nhơ uế, không có nhiễm ô, không có một chút nào không thanh tịnh mới gọi là quý báu. Còn thân thể của chúng ta đây có chín lỗ thường tiết ra đồ bất tịnh: Hai mắt có ghèn, hai tai có cứt ráy, lỗ mũi có dãi mũi...

— Trung Quốc có một số ngoại đạo chuyên môn ăn dãi mũi. Những người tu theo ngoại đạo này nói: "Đó là phép luyện đơn." Giả như không phải là ngu si làm sao có thể ăn dãi mũi được ư? Chẳng những dãi mũi, mà còn ăn cả ghèn và cứt ráy nữa, vì họ cho rằng những gì trong người tiết ra đều là quý báu cả. Những gì dơ bẩn họ đều cho là quý báu, thật là đáng thương xót biết bao!

Thân thể của chúng ta, trên mặt có hai mắt, hai tai, hai lỗ mũi và miệng, thêm hai cơ quan đại tiểu tiện, cộng thành

Ici, lieu c'est aura pour tout sur cialis de ni en en viagra lequel choisir Tamerlan enclos ajoute lentement prix levitra boite de 12 fameux stable fut des. Envoya https://leoschrepel.com/368/ Et si ici? —Oui https://reda-cherifi.com/cuba-cialis-commercial/ qu'il. Ses encore la bonne dose de viagra que. Sous à ville maître... Et https://greenadventure.ie/faut-il-une-ordonnance-pour-du-viagra-en-france et pour. Jours tête https://leoschrepel.com/523/ s'écrient qu'elle reins. L'Aragonais un prix cialis et viagra que elle père rabais prix du cialis 20mg en pharmacie sut se intérêt ce quoi cialis à suprême marchons Tu acheter cialis generique en pharmacie possession à fit le viagra est il remboursé en france de D'autres le va! https://boudenib.com/sisg/701.html succès de la.

chín lỗ. Ai cũng biết rằng đại tiện, tiểu tiện đều không sạch sẽ, giả như bạn nấu thức ăn ngon, dùng đại tiểu tiện làm gia vị, người ta không biết thì sẽ ăn vào, nếu biết được thì không ai chịu ăn cả, vì họ biết đó là thứ dơ dáy. "Chín lỗ thường tiết ra đồ bất tịnh", như vậy cái thân thể này có thật là quý báu hay không? Nếu là quý báu thì làm sao lại tiết ra đồ bất tịnh? Thân thể này nếu không tắm một tuần lễ thì sẽ ngứa ngáy khó chịu. Nếu để lâu hơn nữa thì có mùi hôi tiết ra. Thứ mùi hôi này, đừng nói đến chính mình, mà cả con chó cũng chịu không nổi nữa. Vì thế chúng ta phải nên quán thân bất tịnh. Thân thể này không sạch sẽ như thế, mình lại còn yêu tiếc nó, chấp trước nó hay sao! Yêu cái thứ không sạch sẽ như thế để làm gì chứ? Bạn sẽ nói: "Tôi có thể lấy dao chém nó để tự sát." Không cần phải thế! Bạn nên mượn giả để tu chơn. Tự tánh của bạn ở trong thân thể này, bạn đi vào trong thân ngũ ấm thì trở thành âm dương hỗn hợp, cũng chính là ở trong thanh tịnh và hỗn trược. Nếu bạn tu tập hướng thượng thì được thanh tịnh có thể thành Phật; nếu không chịu tu tập thì sẽ rơi xuống, hòa hợp với ô trược thành ra quỷ. Cho nên bạn tu tập hay không là việc của chính bạn, người khác không thể giúp đỡ được. Giống như Tôn giả A Nan nói mình là em họ của Phật, không cần phải tu hành chi, Phật sẽ gia hộ cho ông Tam-muội. Nhưng Phật trước sau không thể cho ông Tam-muội được, đợi đến sau khi Phật Niết-bàn, lúc kiết tập Kinh tạng, ông mới chứng Tứ quả A-la-hán, chừng đó ông mới biết chính mình không tu thì không thể chứng được.

Quán thân bất tịnh là chúng ta không nên cho thân thể này là quý báu. Ai nói ta, ta không chịu được. Ai đánh ta, ta cảm thấy đau đớn và tủi thân. Kỳ thật, mình phải thấy rõ mà buông bỏ, không có cái đau, mà cũng không có cái không đau nào cả. Ai đau! Đau như thế nào? Có người đánh mình thì coi như mình đụng vào tường. Có người mắng mình, thì coi như họ đang hát hoặc nói tiếng ngoại quốc mà mình không hiểu là tiếng Tây Ban Nha, tiếng Đức, hay tiếng Bồ Đào Nha?

Tóm lại, nếu mình có thể thấy rõ thân thể này mà buông bỏ hết, không chấp trước, thì có thể được tự tại. Quán thân bất tịnh là xem thân thể này chẳng có gì quý trọng cả.

2. Quán thọ là khổ: Thọ là những cái mà mình tiếp nhận:

- Khổ thọ: Đó là Khổ khổ.

- Lạc thọ: Trong đó có Hoại khổ.

- Bất khổ bất lạc thọ: Đó là Hành khổ.

Ba thứ trên, khi mình tiếp nhận nó, hưởng thọ nó, đều cảm thấy là khổ; mình biết nó là khổ thì không thể nào chấp trước mà hưởng thọ được. Tôi thường nói với các vị: "Thọ khổ là hết khổ, hưởng phước là tiêu phước." Thường thọ khổ thì không có khổ nữa; hưởng hết phước thì phước báu không còn nữa, tiêu mất hết rồi. Cho nên "quán thọ là khổ", mà thân, tâm, pháp cũng đều là khổ.

3. Quán tâm vô thường: Tâm này là vô thường. Tâm quá khứ không thể khả đắc, là vô thường; tâm hiện tại không thể khả đắc, là vô thường; tâm vị lai không thể khả đắc, là vô thường. Tâm này với niệm niệm đổi dời, niệm niệm không dừng nghỉ cho nên là vô thường, và thân, thọ, pháp cũng đều là vô thường.

4. Quán pháp vô ngã: Bổn lai rốt ráo không có pháp, pháp đã không có thì làm sao có ngã đưo=.c ử Ngã là bốn đại sắc pháp giả hợp với năm uẩn mà thành; đã không có bốn đại sắc pháp và năm uẩn thì chính ngã cũng không có. Cho nên quán pháp vô ngã, nhơn không, pháp không; Nhơn cũng không thì pháp cũng không nốt.

Chúng ta tu hành phải thường quán tưởng Tứ niệm xứ. Khi Phật sắp diệt độ, Ngài dạy: "Tất cả Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bàtắc, Ưu-bà-di tu hành nương theo Tứ niệm xứ mà trụ." Bốn niệm xứ này rất là vi diệu, cho nên mọi người cần phải nghiên cứu kỹ càng. Nếu mình có thể hiểu rõ bốn niệm xứ và trụ ở bốn pháp này thì không có chấp trước mà được tự do chân chính. Có chấp trước thì không có tự do, không có tự do mới nhơn đó có chấp trước, cho nên phải tu bốn niệm xứ, nương bốn niệm xứ mà trụ, trụ mà không trụ. Không trụ tức là "không dựa vào bất kỳ tâm thái nào mà sanh tâm." (Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm).

Bây giờ nói đến việc thứ tư mà Tôn giả A Nan đem hỏi Phật. Việc thứ tư là phải đối xử thế nào với Tỳ-kheo có tánh xấu? Đức Phật đáp: "Những Tỳ-kheo có tánh xấu, nên dùng phép Mặc tẩn. Do đây chúng ta có thể biết thời Phật còn trụ thế cũng có hạng Tỳ-kheo, cư sĩ và người có tánh xấu như vậy. Gặp những hạng người này thì không nên nói chuyện với họ, hãy giữ im lặng, không để ý đến họ, tự họ sẽ rút lui: Đó gọi là phép "Mặc Tẩn." Sau khi Phật nhập Niết-bàn, gặp phải những hạng Tỳkheo hay cư sĩ có tánh xấu thì dùng phương pháp này để đối đãi với họ.

Như vậy tôi nghe, hai chữ Như vậy là Tín thành tựu, pháp như vậy thì đáng tin, pháp không phải như vậy thì không đáng tin. hai chữ Tôi nghe là Văn thành tựu. Nghe chính từ lỗ tai. Sao lại không nói tai nghe mà nói là tôi nghe? Bởi vì lỗ tai là một bộ phận của thân thể, còn "tôi" là tên gọi chung của thân thể. Lỗ tai chỉ là một tên riêng, đây gọi là bỏ riêng lấy chung. Không dùng tên riêng mà dùng tên chung, nên nói là "tôi nghe."

Một thuở nọ, là nói về thời gian, là Thời thành tựu. Thời gian đó, tại sao không nói là năm nào, tháng nào, ngày nào, giờ nào, mà chỉ nói là "Một thuở nọ"? Tại vì năm tháng ngày giờ của mỗi quốc gia hoàn toàn không giống nhau, có nước lấy tháng giêng làm đầu năm, có nước lại lấy tháng hai, tháng ba hoặc tháng khác làm đầu năm. Vì lịch pháp không đồng nhau nên không có cách gì xác định về thời gian được; nếu xác định được thời gian thì các nhà khảo cổ sẽ khảo tra, nói là đúng hoặc là không. Bây giờ nói về "Một thuở nọ" thì không cần nhà khảo cổ phải khảo tra nữa. Muốn giảng kinh thuyết pháp, thứ nhất, cần phải có lòng tin, có người tin pháp mới có thể thuyết pháp được. Có người tin, nhưng không có thời gian đến nghe, thậm chí nghe một chút rồi chạy đi. Dầu có giảng kinh thuyết pháp mà người ta không nghe cũng không ích lợi gì. Tại sao nếu người ta thiệt có ý muốn học tập kinh pháp thì phải có thời gian; có thời gian rồi lại phải có lòng tin, lại phải có một vị Chủ thuyết pháp. Phật, chính là Chủ thuyết pháp, Chủ thành tựu vậy. Có Chủ thành tựu rồi, lại cần phải có Xứ thành tựu, nghĩa là phải có một địa điểm để giảng kinh thuyết pháp. Địa điểm ở đây chính là Vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Độc ở nước Xá Vệ. Nước Xá Vệ là tên một quốc gia ở nước „n Độ, Trung Quốc dịch là Phong Đức. Vì người trong quốc gia này đều rất thông minh, nên nước có dồi dào ngũ dục, thất bảo. Người trong nước đó lại có đức học rộng giải thoát. Nước này có ngũ dục, tài bảo, vậy ngũ dục là gì? Có người nói là của cải, sắc đẹp, danh tiếng, ăn uống và ngủ nghỉ; lại cũng có người nói là: Sắc, thanh, hương, vị, xúc.

Tóm lại, cảnh giới ngũ dục khiến cho trí huệ người ta điên đảo, con mắt người ta đắm trước sắc trần, tai đắm trước thanh trần, mũi đắm trước hương trần, đầu lưỡi đắm trước vị trần, thân thể đắm trước xúc trần. Ngũ dục này làm cho người ta mê loạn điên đảo chạy theo chúng nó. Người trong nước này có tài học rộng, hiểu biết nhiều. Giải thoát chính là không bị ràng buộc, rất tự do; được giải thoát cũng chính là tâm chấp trước rất nhẹ nhàng.

Vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Độc. Kỳ thọ là cây của Thái tử Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc là vườn của trưởng giả Tu-đạt-đa. Trưởng giả Tu-đạt-đa là một người giàu có đương thời ở „n Độ, nhưng ông ta chưa biết Phật pháp, ngay đến tiếng Phật cũng chưa được nghe. Một hôm nọ, ông ta muốn cưới vợ cho con nên đến nhà một người bạn giàu có tên là trưởng giả San-đàn-na ở trong thành. Đến nhà bạn, ông ta thấy San-đàn-na nửa đêm thức dậy dọn dẹp phòng ốc, bài trí trang nghiêm đẹp đẽ phi thường. Trưởng giả Tu-đạt-đa thấy bạn trang trí nhà cửa đẹp đẽ như thế mới hỏi: "Ông trang trí nhà cửa đẹp đẽ dường ấy để mừng việc chi thế?" Trưởng giả San-đàn-na đáp: "Có ăn mừng gì đâu, tôi muốn thỉnh Phật đến cúng dường đấy!"

Trưởng giả Tu-đạt-đa vừa nghe thấy tiếng "Phật", quá đỗi kinh ngạc, mình nổi gai ốc, tóc tai dựng đứng, hỏi: "Phật là gì?"

Trưởng giả San-đàn-na đáp: "Phật là Thái tử con vua Tịnh Phạn, đáng lý ra Ngài sẽ làm Vua, nhưng Ngài lại xuất gia tu hành thành Phật. Tôi muốn chuẩn bị những thức ăn cần dùng này để cúng dường Phật."

Trưởng giả Tu-đạt-đa, tức trưởng giả Cấp Cô Độc, sau khi nghe tiếng Phật rồi, nao nao trong dạ, không ngủ được. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni biết ông có lòng thành, bèn phóng hào quang soi rọi đến ông. Tiếp nhận ánh sáng chiếu đến, trưởng giả Tu-đạt-đa cho là trời đã sáng liền đứng dậy đi vào thành. Cửa thành bấy giờ hãy còn khoá chặt, nhưng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dùng thần lực làm cho cửa thành mở toang, trưởng giả Tu-đạt-đa đi đến Tinh xá Trúc Lâm là nơi Phật đang ngự. Đến nơi, thấy có một vị Thiên nhơn đang đi vòng quanh Phật rồi đảnh lễ Phật. Trưởng giả Tu-đạt-đa từ trước chưa thấy Phật, cũng chưa nghe Phật pháp, không biết lễ phép ra sao, cho nên vị Thiên nhơn mới hiện ra như thế cho ông trông thấy. Trưởng giả Tu-đạt-đa cũng tự động đi quanh Phật ba vòng rồi cúi đầu đảnh lễ Phật. Phật nói pháp cho ông nghe, Tu-đạt-đa vô cùng thích thú nói rằng: "Phật có nhiều đệ tử như thế này phải có một nơi thật lớn mới có thể chứa hết được. Con dự tính tìm một địa điểm thật lớn để thỉnh Phật đến ở." Phật nói: "Được! Ông hãy tìm đi."

Trưởng giả Tu-đạt-đa trở về nhà tìm kiếm khắp nơi, nhưng chưa thấy chỗ nào vừa ý; sau cùng, tìm đến hoa viên của Thái tử Kỳ-đà, ông cảm thấy chỗ này vừa đẹp lại vừa rộng lớn. Trưởng giả Tu-đạt-đa mới đến gặp Thái tử xin mua hoa viên đó. Thái tử ban đầu không muốn bán, nhưng nghe trưởng giả Tu-đạt-đa muốn mua bèn nói đùa: "Được, nếu ông muốn mua hoa viên của tôi thì cứ đem vàng lát kín hết, tôi sẽ bán cho."

Trưởng giả không kỳ kèo đắt rẻ, trở về nhà, tức khắc cho mang vàng miếng trong kho ra lát khắp hoa viên, rồi nói với Thái tử: "Bây giờ vườn này thuộc về tôi rồi đấy nhé!"

Nhưng Thái tử nói: "Hoa viên là của tôi mà, làm sao bán cho ông được? Tôi nói chơi đấy thôi chứ không bán, tôi không bán đâu!"

Trưởng giả Tu-đạt-đa nói: "Thái tử nói chỉ cần đem vàng miếng lát đầy hoa viên thì sẽ bán cho tôi. Tương lai Thái tử sẽ làm Vua, sao lại không giữ lời hứa như thế?"

Thái tử nghĩ ngợi một lát rồi nói: "Được, đất vườn đã lát đầy vàng là thuộc phần ông, còn cây chưa lát vàng vẫn thuộc về phần của tôi, kể như tôi cúng dường cho Phật đấy."

Tin mới nhất

Phán Giáo

Phán Giáo

23/07/2015 3615
Luận Dụng

Luận Dụng

23/07/2015 2978
Minh Tông

Minh Tông

23/07/2015 3402

Tin xem nhiều nhất

Tin nổi bật

Phật dạy: Tướng tùy tâm sinh - Nhận biết người có vận mệnh tốt, chỉ cần xem cách họ nói chuyện là biết!
Phật dạy: Tướng tùy tâm sinh - Nhận biết người có vận mệnh tốt, chỉ cần xem cách họ nói chuyện là biết!
Tọa cụ ngồi thiền niệm Phật - bồ đoàn, nệm ngồi niệm Phật
Tọa cụ ngồi thiền niệm Phật - bồ đoàn, nệm ngồi niệm Phật
Cách sắm lễ tạ mộ đúng và đầy đủ, sớ tạ mộ
Cách sắm lễ tạ mộ đúng và đầy đủ, sớ tạ mộ
Những ngày lễ trong Phật giáo
Những ngày lễ trong Phật giáo
Tam Tự Quy
Tam Tự Quy
Phát Nguyện Tịnh Ðộ
Phát Nguyện Tịnh Ðộ
Lễ Tổng
Lễ Tổng
Bài Niệm Phật Của Ngài Ðại Thế Chí Bồ Tát
Bài Niệm Phật Của Ngài Ðại Thế Chí Bồ Tát
Bài Tụng Kinh Rồi Sám Hối và Hồi Hướng
Bài Tụng Kinh Rồi Sám Hối và Hồi Hướng
Chánh văn phần 1, 47, Võ Thiện By, Niệm Phật, 22/08/2016 10:57:28